Thời gian gần đây, mạng xã hội, các phương tiện truyền thông đều nhắc đến bão mặt trời có thể ảnh hưởng đến trái đất và các hành tinh khác. Vậy bão mặt trời là gì? Ảnh hưởng như thế nào? Cùng tìm câu trả lời trong bài viết này nhé.
I. Bão mặt trời là gì?

Bão mặt trời hay còn gọi với cái tên khác là các vụ phun trào nhật hoa, nếu đủ mạnh chúng sẽ tàn phá hệ thống điện trên toàn Trái Đất bằng cách tương tác với từ trường.
Hiện tượng này xảy ra khi từ trường của Mặt trời bị xoắn lại bởi sự chuyển động nằm ở bên trong. Cuối cùng năng lượng được tích lũy này giải phóng, từ trường nổ tung và phun lượng lớn ra ngoài không gian.
Bão mặt trời được xếp theo cấp độ từ nhỏ đến mạnh, từ G1 đến G5, trong đó G5 là cấp độ mạnh nhất.
Bão mặt trời G1 là loại bão có địa từ ở mức nhỏ nhất, xảy ra khi từ trường của Trái đất bị nhiễu loạn bởi năng lượng của Mặt trời. Cơn bão mặt trời G1 có thể ảnh hưởng đến vệ tinh, làm hệ thống lưới điện bị biến động nhưng không đáng kể.
Bão mặt trời G5 là mạnh nhất, có khả năng gây mất kiểm soát điện áp diện rộng, thậm chí là hệ thống điện có thể sập hoàn toàn. Tàu vũ trụ cũng gặp khó khăn trong việc định hướng, trao đổi dữ liệu. Việc truyền sóng tần số cao cũng bị ảnh hưởng, gián đoạn.
II. Bão mặt trời xảy ra khi nào?

Như đã chia sẻ, nguyên nhân của hiện tượng bão mặt trời là do sự bùng phát năng lượng lớn qua lớp ngoài cùng của mặt trời và ảnh hưởng đến hệ thống năng lượng mặt trời.
Theo đó, khi năng lượng từ tính tích tụ trong bầu khí quyển mặt trời, chủ yếu ở xung quanh vùng tối của mặt trời, đột nhiên được giải phóng sẽ tạo ra hiện tượng bão mặt trời, khiến bề mặt của mặt trời lóe sáng.
Lúc này, mặt trời sẽ phóng ra hàng loạt các năng lượng điện từ, bao gồm cả tia X đến những tia gamma. Năng lượng này sẽ nhắm đến Trái Đất và gây hiện tượng cực quang ở nơi có vĩ độ thấp.
Tùy theo sự xuất hiện và năng lượng giải phóng, bão mặt trời có rất nhiều loại khác nhau. Sức mạnh của bão mặt trời sẽ tăng dần theo quy mô với mức sau mạnh hơn mức trước gấp 10 lần. Có thể kể đến một số loại bão mặt trời như sau:
- Lửa mặt trời: đây là vụ nổ lớn xảy ra trong bầu khí quyển của mặt trời.
- Vụ nổ vành nhật hoa: đây là vụ nổ của gió mặt trời, đôi khi có kết hợp với lửa mặt trời. Theo đó, khối lượng plasma và các hạt phóng ra của vụ nổ vành nhật hoa sau khi bay ra khỏi mặt trời được gọi là mây mặt trời.
- Bão từ: đây là sự tương tác giữa vụ nổ mặt trời với từ trường của trái đất.
III. Ảnh hưởng của bão mặt trời đến trái đất như thế nào?
Chúng ta đều biết, mặt trời chính là nguồn cung cấp ánh sáng, năng lượng cho trái đất. Vì thế hiện tượng bão mặt trời xảy ra cũng gây ảnh hưởng không ít đến hành tinh của chúng ta. Như đã đề cập khi giải thích bão mặt trời là gì, một cơn bão mặt trời xảy ra có thể giải phóng nguồn năng lượng rất lớn, tương đương với hàng triệu quả bom hydrogen 100 tấn cùng phát nổ. Mức năng lượng này cũng lớn hơn 100 triệu lần so với năng lượng núi lửa phun trào.
Tuy chỉ diễn ra trong vài phút, nhưng sức nóng của bão mặt trời có thể lên đến hàng triệu độ và tạo ra vụ nổ bức xạ, ảnh hưởng đến hiện tượng cực quang trên Trái Đất và các hành tinh khác.
Những cơn gió Mặt trời sẽ phát ra tia X, tia UV theo mọi hướng. Các tia này có thể gây ra những cơn bão bức xạ kéo dài, gây mất tín hiệu vô tuyến, phá vỡ hệ thống định vị, mạng lưới điện trên trái đất.
Luồng hạt có nguồn năng lượng cao trong từ trường của Trái Đất do gió Mặt trời tạo ra có thể gây nguy hại cho các tàu vũ trụ, phi hành gia.
Bão mặt trời còn gây nên hiệu ứng cực quang ở Nam cực, Bắc cực.
Không khí nóng lên, mư năng lượng, tia X… đều là những yếu tố tác động đến sức khỏe của con người và động thực vật trên trái đất.
IV. Những cơn bão mặt trời trong lịch sử

Hiện nay, các nhà khoa học đã ghi nhận có nhiều cơn bão mặt trời xảy ra nhưng quy mô nhỏ và không gây ảnh hưởng lớn đến Trái đất và con người:
- Năm 1859, một cơn gió Mặt Trời đã tiếp cận Trái Đất, chúng khiến một số cột viễn thông, đường sắt phát tia lửa điện và tạo ra hiện tượng cực quang ở khu vực Havana, cuba.
- Năm 1989, gió Mặt Trời cũng đổ bộ vào Trái Đất khiến cho khu vực Quebec và phía đông bắc Hoa Kỳ mất điện trong vòng 9 giờ đồng hồ. Trận gió mặt trời này cũng khiến hệ thống điện thoại đường dài của nước Mỹ bị tàn phá nặng nề. Có thể nói đây là một trong những trận bão mặt trời mạnh và có sự tàn phá lớn trong lịch sử.
- Năm 2000, vào ngày quốc khánh nước Pháp 14/7, một trận bão Mặt trời cấp X5 đã khiến sóng vô tuyến trên trái đất bị gián đoạn, một vài vệ tinh bị đoản mạch.
- Năm 2003, một trận bão mặt trời cấp X45 khiến các tàu quan sát bị ảnh hưởng, rối loạn.
- Năm 2006, trận bão mặt trời cấp X9 khiến thiết bị chụp ảnh của vệ tinh GOES 13 bị hư hại, khiến việc liên lạc giữa vệ tinh, mặt đất và tín hiệu GPS bị gián đoạn trong khoảng 10 phút.
Trên đây là những chia sẻ về thắc mắc bão mặt trời là gì, mức độ nguy hiểm và ảnh hưởng như thế nào. Hy vọng những thông này có ích với bạn. Cảm ơn đã quan tâm đến bài viết.