Hệ Mặt trời có lẽ là một khái niệm thiên văn học đã quá quen thuộc với chúng ta. Nhưng đã bao giờ bạn tìm hiểu hết về các hành tinh trong hệ mặt trời. Nó có những điều gì thú vị xung quanh. Hôm nay để giải đáp về thắc mắc hành tinh nào gần mặt trời nhất hay hệ mặt trời có những hành tinh nào,..thì hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!

I. Khám phá hệ mặt trời

1. Hệ mặt trời là gì?

Hệ mặt trời hay còn có tên gọi khác là Thái dương hệ đây là một hệ hành tinh có Mặt Trời làm trung tâm và các thiên thể khác nằm trong phạm vi lực hấp dẫn của Mặt Trời. Tất cả chúng đều được hình thành từ đám mây phân tử khổng lồ từ cách đây khoảng 4,6 tỷ năm.

Hệ mặt trời với mặt trời là trung tâm và hình tinh xoay quanh!
Thì như các bạn cũng đã biết trong dải ngân hà chỉ có duy nhất một hệ mặt trời mà thôi và đa phần các thiên thể sẽ xoay quanh mặt trời với quỹ đạo hình elip gần hình tròn và mặt phẳng quỹ đạo.
Hệ mặt trời chứa 2 vùng tập trung các thiên thể nhỏ và có một số sao chổi quay theo quỹ đạo elip dẹt.

2. Nguồn gốc hình thành

Như đã nhắc đến ở trên thì hệ mặt trời được hình thành và tiến hóa bắt đầu từ cách đây khoảng 4,6 tỷ năm do sự suy sụp hấp dẫn của phần nhỏ thuộc đám mây phân tử khổng lồ. Lúc đó các khối lượng bị suy sụp lớn tích tụ ở trung tâm tạo nên mặt trời, phần còn lại dẹt và hình thành đám mây bụi tiến hóa dần thành các hành tinh, mặt trăng, tiểu hành tinh và tiêu thiên thể khác trong hệ mặt trời.

3. Hệ mặt trời có bao nhiêu hành tinh

Hệ Mặt Trời có bao nhiêu hành tinh có lẽ là câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc đến thì chính xác mà nói hiện nay hệ mặt trời có 9 hành tinh Mặt trời. Vòng trong  có 4 hành tinh dạng rắn như sao Kim, sao Thủy, Trái Đất, Sao Hỏa, vòng ngoài có 5 hành tinh dạng khí là Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương và “hành tinh thứ 9” mới phát hiện vào đầu năm 2016.

Hệ mặt trời gồm 8 hành tinh và 1 hành tinh thứ 9 mới phát hiện!
Có lẽ khi mà con người phát hiện ra sao Diêm Vương năm 1930 chúng ta cứ mặc nhiên khẳng định hệ mặt trời có 9 hành tinh tuy nhiên đến năm 1990 một cuộc tranh luận nổ ra khi có người đặt câu hỏi liệu sao Diêm Vương có phải là một hành tinh hay không?
Và sau nhiều tranh cãi mãi đến năm 2006 Hiệp hội Thiên văn Quốc tế đã loại bỏ sao Diêm Vương ra khỏi danh sách hành tinh thực của hệ mặt trời mà nó chỉ là một “hành tinh lùn”. Vì vậy hệ mặt trời chỉ còn 8 hành tinh.
Tuy nhiên đến năm 2016 các nhà thiên văn học đã tìm kiếm về một hành tinh khác trong hệ mặt trời gọi là “Hành tinh thứ 9” với khối lượng gấp 10 lần Trái Đất và 5.000 lần sao Diêm Vương. Vì thế đến thời điểm hiện nay hệ mặt trời có chính xác là 9 hành tinh nhé!

4. Hệ mặt trời đã bao nhiêu tuổi rồi?

Các nhà thiên văn học tìm ra tuổi của hệ mặt trời là nhờ vào các thiên thạch hay các mảnh đá không gian rơi xuống Trái Đất. Vì thế nhờ vào thiên thạch Allende rơi xuống Trái Đất năm 1969 ở Mexico mà các nhà khoa học mới xác định được đây chính là thiên thạch lâu đời nhất và xác định được tuổi của Hệ Mặt Trời hiện nay đã có niên đại hơn 4,55 tỷ năm.

II. Các hành tinh trong hệ mặt trời

Hãy cùng khám phá 9 hành tinh có trong hệ mặt trời xem nó có đặc điểm gì thú vị nhé!

1. Sao Thủy – Hành tinh gần mặt trời nhất

Sao Thủy – hành tinh gần mặt trời nhất!
Hành tinh nào gần mặt trời nhất đấy chính là sao Thủy (Mercury), nó chỉ lớn hơn so với Mặt trăng một chút. Sao Thủy được biết đến bởi người La Mã và Hy Lạp cổ đại và có thể quan sát bằng mắt thường nó có bán kính khoảng 2347,7 km có dạng hình cầu dẹt, khối lượng lên tới 3,3022×1023 kg.
Ban ngày nó được mặt trời hơ nóng với nhiệt độ lên tới 450 độ C và ban đêm nhiệt độ cũng bị thấp kỷ lục đóng băng. Bề mặt của sao Thủy với nhiều hố lớn vì nó không có không khí để hấp thụ tác động thiên thạch. 
Và sao Thủy cũng là hành tinh nhỏ nhất trong hệ Mặt trời. Dù nó nằm gần Mặt trời nhất nhưng nó không phải là hành tinh nóng nhất hệ Mặt trời nó nóng sau sao Kim.

2. Sao Kim

Sao Kim – hành tinh nóng nhất trong hệ mặt trời!
Sao Kim với tên gọi tiếng Anh là Venus đây là một hành tinh cực kỳ nóng và nóng hơn cả sao Thủy. Bầu không khí ở sao Kim rất độc hại áp suất ở bề mặt sao Kim có thể giết chết bạn đấy!
Sao Kim là một hành tinh quay chậm và quay theo hướng ngược lại so với các hành tinh khác và sao Kim cũng được Hy Lạp cổ đại phát hiện có thể quan sát bằng mắt thường. Sao Kim có bán kính là 6051,8 km và khối lượng khoảng 4,868×1024, chu kỳ quay 224,7 ngày Trái Đất.

3. Trái Đất

Trái đất – hành tinh duy nhất có sự sống!
Trái Đất là hành tinh thứ 3 từ Mặt trời trong hệ mặt trời. Đây là một hành tinh nước với diện tích phần lớn là đại dương và cũng là hành tinh duy nhất biết đến sự sống. Bởi Trái đất có bầu khí quyển giàu oxy và nito duy trì cho sự sống.
Trái đất có 1 vệ tinh tự nhiên là Mặt trăng là vệ tinh lớn nhất trong các vệ tinh của hành tinh trong hệ mặt trời.
Trái đất quay quanh trục của nó với vận tốc 467 m/s tại đường xích đạo và quay quanh Mặt trời với vận tốc 29km/s.

4. Sao Hỏa

Sao Hỏa hay có tên gọi là “hành tinh đỏ” với tên tiếng Anh là Marc. Vì trên bề mặt sao Hỏa có nhiều oxit sắt trong bụi bẩn vì thế nên bề mặt hành tinh này xuất hiện màu đỏ đặc trưng. 
Và sao Hỏa là hành tinh có nhiều đặc điểm khá giống với Trái Đất khi có bề mặt đất đá, núi, thung lũng,..và đây cũng là hành tinh đất đá rất lạnh.

Sao Hỏa như một hành tinh đỏ!
Sao Hỏa cũng được biết đến bởi người La Mã cổ đại và có thể quan sát được bằng mắt thường với đường kính khoảng 6.787km và quỹ đạo 687 ngày Trái Đất. Sao Hỏa có bầu khí quyển rất mỏng đến mức nước lỏng có thể tồn tại trên bề mặt và đây cũng là hành tinh có dấu hiệu về sự sống.

5. Sao Mộc

Sao Mộc hành tinh lớn nhất hệ mặt trời với tên tiếng Anh là Jupiter. Là một hành tinh khí chủ yếu chứa hidro và heli là chủ yếu. Trên bề mặt sao Mộc có các vết đỏ lớn và có từ trường rất mạnh thu hút nhiều mặt trăng xung quanh ví như một hệ Mặt trời thu nhỏ.

Sao Mộc – Hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời!
Sao Mộc cũng được người La Mã và Hy Lạp cổ đại phát hiện ra và có thể quan sát bằng mắt thường nó có đường kính rất lớn lên tới 139.822 km, quỹ đạo 11,9 năm Trái đất.

6. Sao Thổ

Sao Thổhành tinh lớn thứ 2 sau sao Mộc và là hành tinh thứ 6 tính từ Mặt trời với tên tiếng Anh là Saturn. Sao Thổ cũng là hành tinh khí khi có hàm lượng khí hidro va heli là chủ yếu.

Sao Thổ là hành tinh lớn thứ hai trong hệ mặt trời!
Ban đầu nhà thiên văn học Galileo Galilei nghiên cứu về sao Thổ ông nghĩ sao Thổ có 3 phần khi có một vệ tính lớn và hai vệ tinh nhỏ. Tuy nhiên 40 năm sau các nhà thiên văn đã khám phá thứ Galilei phát hiện chính là vành đai chứ không phải là vệ tinh và vành đai được làm từ đá và băng đá. Sao Thổ với đường kính lên tới 120.550 km và quỹ đạ khoảng 29,5 năm Trái Đất.

7. Sao Thiên Vương (Uranus)

Sao Thiên Vương là một hành tinh độc nhất cũng là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt trời. Nó là hành tinh khí khổng lồ duy nhất có đường xích đạo vuông góc với quỹ đạo của nó và gần như song song với mặt phẳng quỹ đạo của mình.

Sao Thiên Vương là một hành tinh độc nhất!
Độ nghiêng của các mùa khắc nghiệt kéo dài hơn 20 năm và chu kỳ quỹ đạo lên tới 74 năm Trái đất.  Khí metan trong khí quyển khiến cho sao Thiên Vương có màu lục – lam và có nhiều mặt trăng, vành đai mờ.
Sao Thiên Vương có bầu khí quyển lạnh nhất trong hệ mặt trời với nhiệt độ dưới 224 độ C và có đường kính khoảng 51.120 km, quỹ đạo 84 năm Trái Đất.

8. Sao Hải Vương

Sao Hải Vương được biết đến là một hành tinh với những cơn gió mạnh, nhanh hơn cả vận tốc của âm thanh đây là một hành tinh rất xa và lạnh. Sao Hải vương nằm cách xa gấp 30 lần tính từ khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời.

Sao Hải Vương là một hành tinh xa và lạnh nhất!
Đây là sao đầu tiên được phát hiện nhờ vào sự tính toán toán học. Đầu tiên nhà thiên văn học – Alexis Bouvard đã phát hiện ra sự bất thường trong quỹ đạo sao hải Vương nên cùng các nhà khoa học khác tìm ra lực hút hấp dẫn cuối cùng nhờ sử dụng các phép tình mà đã xác định được sao Hải Vương bằng kính thiên văn. Sao Hải Vương có đường kính 49.530 km và quỹ đạo 165 năm Trái đất.

9. Sao thứ 9

Hành tinh thứ 9 vẫn là một điều bí ẩn với con người!

Đây là một hành tinh mới được phát hiện gần đây với đường kính xa hơn 600 lần so với quỹ đạo Mặt Trời tính từ ngôi sao. Các nhà thiên văn học không thể trực tiếp quan sát được nó mà quan sát nhờ vào hiệu ứng hấp dẫn của nó với hành tinh khác trong vành đai Kuiper. Và cho tới hiện nay vẫn còn nhiều bí ẩn về hành tinh này chờ đón con người khám phá tiếp.

III. Lời kết

Trên đây là toàn bộ những thông tin thú vị về hành tinh nào gần mặt trời nhất. Hy vọng đây sẽ là những thông tin thú vị và hữu ích về thiên văn học về hệ mặt trời mà có thể nhiều bạn vẫn chưa biết. Hệ mặt trời là một kiến thức thiên văn mà còn nhiều điều bí ẩn cần con người khám phá. 

Related Posts