Có lẽ nhiều bạn thắc mắc mặt trăng mọc hướng nào, lặn hướng nào khi mà mặt trời mọc và lặn chúng ta đã hiểu quá rõ. Mặt trăng là vệ tinh duy nhất quay quanh Trái Đất tuy nhiên đến hiện nay mặt trăng vẫn là một hành tinh hoàn toàn bí ẩn cần con người khám phá. Và mặt trăng tại sao lại có hình khuyết hay tròn? Để làm rõ nhiều thắc mắc về mặt trăng hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

I. Mặt trăng – Vệ tinh lớn của Trái Đất

Mặt trăng là một vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất và cũng là vệ tinh tự nhiên lớn nhất trong hệ mặt trời. Và theo như nghiên cứu thì mặt trăng được hình thành do một cú va chạm lớn và một mảnh vỡ của Trái Đất bị văng ra ngoài và từ đó tạo thành một quả cầu nóng chảy rồi nguội đi, di chuyển ra xa và tạo thành mặt trăng như hiện tại. Và Mặt trăng được hình thành từ hàng tỷ năm trước đây với niên đại khoảng 30-50 năm sau khi hình thành hệ mặt trời.

Mặt trăng có phải là một nguồn sáng?
Liệu bạn có từng thắc mắc mặt trăng có như mặt trời khi tự tạo ra nguồn sáng để soi sáng cho Trái Đất và câu trả lời là “Mặt trăng không được coi là nguồn sáng” nó chỉ là một tấm gương phản chiếu ánh sáng từ mặt trời và không có khả năng tự phát ra ánh sáng.
Theo như một nghiên cứu từ các thiên văn học thì họ đã đo được khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trăng là rơi vào khoảng 384.403 km gấp 10 lần đường kính trên Trái Đất. Và để quay hết một vòng quanh Trái Đất thì Mặt trăng cần đến 27,32 ngày đấy!
Mặt trăng là hành tinh duy nhất hiện nay ngoài Trái Đất mà con người đặt chân đến. Cuộc thám hiểm du hành khám phá Mặt trăng đầu tiên vào năm 1959 và người ta đã khám phá được các miệng hố đen ở cực Nam trên Mặt trăng là nơi lạnh nhất trong hệ mặt trời.

II. Mặt trăng mọc hướng nào, lặn hướng nào?

Khi mà Mặt trời mọc hướng đông, lặn hướng tây thì liệu rằng bạn có thắc mắc Mặt trăng sẽ mọc ở hướng nào không?

Mặt trăng mọc hướng Đông lặn hướng Tây!
Như các bạn đã biết Mặt Trăng của chúng ta nằm cùng quỹ đạo quay đồng bộ tức là nó sẽ nguyên một mặt hướng về Trái Đất ở tất cả mọi thời điểm. Vì thế tương tự mặt trời mặt trăng sẽ mọc lên từ phía đông và lặn xuống ở phía tây. Chuyển động này sẽ hướng dần về phía Đông và theo như nghiên cứu mỗi ngày, mỗi thời điểm mặt trăng sẽ mọc và lặn khác nhau. Vì thế mỗi ngày Mặt trăng sẽ mọc muộn hơn so với tối hôm trước khoảng từ 20-80 phút. Nguyên nhân của hiện tượng này đơn giản do sự góc độ giữa quỹ đạo của Mặt trăng và đường chân trời của Trái đất lệch nhau nên thời gian mọc hằng ngày của Mặt trăng khác nhau.

III. Xác định phương hướng nhờ mặt trăng

Để xác định phương hướng nhờ vào mặt trăng khi đi ban đêm mà không có các thiết bị tìm kiếm phương hướng thì đầu tiên bạn phải hiểu rõ về chu kỳ của mặt trăng như thế nào?

Mặt trăng có chu kỳ khác nhau nên chúng ta mới thấy trăng tròn hay khuyết!
Do sự biến đổi định kỳ của Mặt trăng – Trái Đất – Mặt trời nên có sự thay đổi của các pha của Mặt trăng sinh ra một chu kỳ trong 29,53 ngày. Chu của Mặt Trăng được tính khi bạn thấy trăng chuyển từ khuyết đến tròn và khuyết trở lại.
Một số pha của mặt trăng:
  • Trăng non: Mặt trăng ở giữa Trái Đất và Mặt Trời và dưới góc nhìn của chúng ta chỉ nhìn thấy được phần tối của mặt trăng.
  • Trăng lưỡi liềm đầu tháng: Một phần nhỏ của Mặt trăng được chiếu sáng, mức độ trong của mặt trăng tăng chậm.
  • Trăng bán nguyệt đầu tháng:  Chúng ta sẽ nhìn được phần chiếu sáng và phần không được chiếu sáng của Mặt Trăng.
  • Trăng khuyết đầu tháng: Hơn một nửa Mặt trăng được chiếu sáng nhưng vẫn chưa tròn.
  • Trăng tròn: Tại Trái Đất có thể nhìn thấy toàn bộ phần sáng của vệ tinh này.
  • Trăng khuyết cuối tháng: Hơn một nửa mặt trăng được chiếu sáng với mức độ tròn giảm dần.
  • Trăng bán nguyệt cuối tháng: Một nửa Mặt trăng được chiếu sáng.
  • Trăng lưỡi liềm cuối tháng: Là phần cuối cùng chúng ta nhìn thấy trước khi nó tối hoàn toàn.
  • Trăng mới
Hay trong dân gian có có câu “Đầu trăng, trăng khuyết ở Đông/ Cuối trăng, trăng khuyết tại Tây”. Vì thế nửa đầu tháng từ ngày 1 đến 14 phần khuyết luôn chỉ về hướng Đông sau ngày từ 17 đến 30 các bạn có thể dùng đến phương pháp “Owen Doff”.

IV. Một số điều thú vị về mặt trăng

1. Siêu Trăng là gì?

Siêu Trăng xảy ra ở cận điểm của quỹ đạo!
Siêu trăng xảy ra tại thời điểm mà quỹ đạo của Mặt trăng gần đến Trái Đất nhất khi nó di chuyển đến gần Trái Đất nhất và lúc này nó sẽ che khuất ánh sáng của Mặt Trời. Hiện tượng này hay xảy ra vào ngày 26 tháng 5 với nguyệt thực toàn phần, sau đó đến nguyệt thực một phần, mặt trăng xuất hiện trong màu đỏ, rồi mờ dần sang màu xám. 
Trăng tròn xảy ra ở gần cận điểm hay điểm gần nhất trong quỹ đạo người ta gọi là siêu trăng.

2. Hiện tượng Nhật Thực

Nhật thực làm mặt trăng có màu đỏ!

Nhật Thực sẽ xảy ra khi Mặt trăng che khuất một phần hay hoàn toàn Mặt Trời với điều kiện Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất phải nằm trên cùng một đường thẳng hoặc gần thẳng đồng thời Mặt Trăng sẽ đi qua giữa Mặt Trời và Trái Đất. 

3. Còn Nguyệt Thực thì sao?

Nguyệt thực là một hiện tượng hiếm gặp!

Nguyệt thực xảy ra khi Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trời thẳng hàng nhau, ánh sáng của Mặt Trời chiếu đến Mặt Trăng bị Trái Đất chặn lại hay Mặt Trăng bị khuất sau bóng Trái Đất nên bị tối đen dần. Và do Trái Đất chỉ chắn được một số phần sáng của Mặt Trời nên Nguyệt thực chỉ có thể xảy ra tại một số vùng trên Trái Đất tại thời điểm Mặt trăng đi qua.

4. Thủy triều ảnh hưởng bởi Mặt Trăng

Thủy triều dâng cao khi mặt trăng gần Trái Đất!
Hiện tượng thủy triều chịu ảnh hưởng rất lớn từ Mặt Trăng. Vì hoạt động của Thủy Triều dựa trên vào luật hấp dẫn của Mặt trăng đến đại dương khiến thủy triều lên cao hoặc xuống khác nhau.
Vào ngày trăng non thì thủy triều sẽ lên cao hơn bình thường và vì Mặt trăng quay quanh Trái Đất với quỹ đạo không phải là hình tròn nên trăng nằm gần Trái Đất thủy triều càng dâng cao hơn thông thường. 

5. Trên bề mặt Mặt trăng có gì?

Bề mặt Mặt trăng với nhiều vết rỗ lớn!

Hiện nay số người đi thám hiểm mặt trăng chỉ là một con số rất bé nên mặt trăng với chúng ta là điều rất bí ẩn. Và theo như nghiên cứu khoa học thì bề mặt của mặt trăng được xác định là có các hố va chạm, biển và phần đất liền regolith. Nhưng do tác động của thời gian mà hiện nay bề mặt của Mặt trăng chỉ còn là dung nham bazan cổ bị đông đặc.

6. Mặt Trăng hình gì?

Như các bạn cũng đã biết về Trái Đất hình gì thì có phải Mặt trăng có hình tròn như chúng ta tưởng tượng. Và theo như các nhà khoa học thì nhìn từ không gian Mặt trăng có hình như một quả trứng

7. Trọng lực của con người trên Mặt Trăng nhẹ hơn

Vì Mặt trăng có đường kính nhỏ hơn khoảng 27% đường kính Trái Đất nên khối lượng của nó chỉ bằng 2% so với trên địa cầu và trọng lực trên Mặt Trăng chỉ bằng 1/6 trên Trái Đất. Vì vậy lực hút của nó rất thấp nên tại Mặt trăng trọng lực của các phi hành gia sẽ thấp hơn.

8. Trái Đất sẽ thế nào khi không có Mặt trăng

Mặt trăng là một vệ tinh quay quanh Trái Đất từ lúc hình thành đến nay nó có tác động rất lớn đến sự sống trên Trái Đất vì thế khi Mặt Trăng không còn thì:
  • Khí hậu Trái Đất sẽ thay đổi, thực vật, động vật chết dần, cuộc sống của con người cũng bị ảnh hưởng theo.
  • Thủy triều thay đổi khi mà thủy triều sẽ xảy ra vào giữa trưa, hằng ngày và ở khắp mọi nơi trên trái đất.
  • Ảnh hưởng đến trục quay của Trái Đất và hành tinh của chúng ta sẽ bị rung lắc hơn bình thường và các hiện tượng tự nhiên như động đất, sóng thần, núi lửa sẽ nhiều hơn….

V. Lời kết

Mặt trăng là một vệ tinh tự nhiên với nhiều điều bí ẩn cần con người khám phá. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp về “Mặt trăng mọc hướng nào” sẽ giúp các bạn hiểu rõ về hướng mọc, lặn của Mặt trăng. Nếu bạn thấy bài viết này hay hãy chia sẻ đến mọi người nhé!

Related Posts