Hiện nay thẻ tín dụng là một loại thẻ ngân hàng được sử dụng rất phổ biến vì tính tiện dụng của nó thẻ tín dụng có thể hỗ trợ bạn quản lý tài chính bằng cách cho phép bạn sử dụng tiền trước sau đó bạn thanh toán lại khoản tiền đó. Nhưng bạn đã hiểu hết về cách thức sử dụng chi trả của thẻ tín dụng hay thẻ tín dụng là gì? Vậy hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ về thẻ tín dụng nhé!
I. Tổng quan về thẻ tín dụng
1. Thẻ tín dụng là gì?

- Tên ngân hàng phát hành thẻ tín dụng
- Tên chủ thẻ
- Ngày hết hạn thẻ
- Mã số thẻ
- Mặt sau chứa thông tin mã CVV (lưu ý mã CVV không được để lộ tránh bị rủi ro bị mất tiền) và dải băng từ ngắn.
2. Có các loại thẻ tín dụng nào?

Vì theo nhu cầu của người sử dụng mà thẻ tín dụng được chia thành nhiều loại khác nhau tùy thuộc vào từng điều kiện như:
2.1 Phân loại theo phạm vi sử dụng
Theo phạm vi sử dụng thì thẻ tín dụng chủ yếu được chia thành:
- Thẻ tín dụng nội địa: Là thẻ tín dụng dùng để chi tiêu trong phạm vi một nước.
- Thẻ tín dụng quốc tế: Trái ngược với thẻ nội địa thì thẻ tín dụng quốc tế được sử dụng thanh toán trên phạm vi toàn cầu không giới hạn ở nước nào.
2.2 Phân loại theo cấp độ thẻ
-
Mastercard: Classic – Titanium – Platinum – Word
-
Visa: Standard Visa Card – Gold Visa Card – Platinum Visa Card – Visa Signature
2.3 Phân loại theo nhu cầu khách hàng
Còn nếu phân loại thẻ tín dụng theo nhu cầu khách hàng thì sẽ đa dạng các loại thẻ hơn như:
- Thẻ tín dụng tích điểm: Với loại thẻ này khách hàng chủ thẻ sẽ được tặng điểm thưởng để chi tiêu sau đó đổi thành quà tặng hoặc voucher.
- Thẻ tín dụng hoàn tiền: Với loại thẻ này thì khách hàng sẽ được hoàn lại một phần tiền khi chi tiêu thẻ với nhiều ưu đãi.
- Thẻ tín dụng du lịch: Khi bạn chi tiêu bằng thẻ này thì bạn sẽ được tích lũy dặm bay để đổi quà thường sử dụng trong các hãng hàng không như thẻ Bông Sen Vàng của Vietnam Airline.
- Thẻ tín dụng rút tiền: Thẻ này có chức năng rút tiền mặt tại ATM với mức phí tiết kiệm hơn một số loại thẻ khác.
- Thẻ tín dụng đồng thương hiệu: Với thẻ này bạn sẽ được hưởng các trải nghiệm cùng ưu đãi nhân đôi cùng với sự hợp tác của ngân hàng và bên thứ ba như một số hãng hàng không hay một số sàn thương mại điện tử…

- Thẻ tín dụng đặc quyền: Thẻ này mang đến cho bạn những trải nghiệm cấp cao và ưu đãi độc quyền quốc tế.
II. Lợi ích của thẻ tín dụng

1. Hỗ trợ tài chính linh hoạt
2. Thanh toán tiện lợi
3. Quản lý chi tiêu
4. Nhiều ưu đãi
Thường thì với khách hàng mở thẻ tín dụng sẽ được ngân hàng đưa ra nhiều mức ưu đãi hấp dẫn khác nhau như các chương trình giảm giá, hoàn tiền, tích điểm đổi quà hay chiết khấu khi đặt máy bay, đặt phòng.
III. Khi nào thì nên và không nên mở thẻ tín dụng?
Nếu bạn còn băn khoăn có nên dùng thẻ tín dụng hay không thì hãy lưu ý đến một số vấn đề sau:
1. Khi nào nên dùng thẻ tín dụng

-
Thanh toán cho mọi chi tiêu hằng ngày
-
Mua trả góp: Với hình thức này bạn có thể mua trả góp với lãi suất thấp hơn so với một số hình thức chi trả khác đặc biệt có một số ngân hàng sẽ trợ bạn với lãi suất 0% đấy!
-
Tận hưởng các ưu đãi hấp dẫn
2. Không nên dùng thẻ tín dụng khi nào?

-
Rút tiền mặt: Với những thẻ tín dụng thì việc rút tiền mặt là một việc rất không cần thiết vì khi bạn rút tiền ở thẻ này thì bạn sẽ bị tính lãi rất cao điều này sẽ khiến tiền lãi đến kỳ của bạn tăng lên nhanh chóng.
-
Những giao dịch lớn như mua xe, mua nhà: Lãi suất thẻ tín dụng được xem là khá cao vì thế với những giao dịch chi tiêu lớn bạn không nên sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán sẽ khiến tiền lãi tăng lên chóng mặt đấy!
IV. Điều kiện và thủ tục mở thẻ tín dụng

Vì là thẻ mà ngân hàng cho bạn mượn tiền để chi trả trước nên điều kiện và thủ tục mở thẻ có phần khắt khe hơn và đó là những điều kiện thủ tục:
1. Điều kiện mở thẻ
Đa số các ngân hàng đều yêu cầu khách hàng với một số điều kiện để phát hành thẻ tín dụng bao gồm:
- Nguồn tài chính ổn định: Bạn phải chứng minh bằng thu nhập hàng tháng hoặc tài sản bảo đảm.
- Sinh sống tại khu vực được hỗ trợ mở thẻ.
- Uy tín tín dụng: Trước khi phát hành thẻ tín dụng thì ngân hàng sẽ kiểm tra lịch sử tín dụng của bạn. Nếu bạn đang rơi vào nhóm nợ xấu thứ 2 trở lên, bạn có thể sẽ gặp khó khăn để được chấp nhận mở thẻ.
- Điều kiện khác: Ngoài 3 yếu tố cơ bản trên, một vài yêu cầu khác như: chủ thẻ chính phải trên 18 tuổi, là người Việt Nam/ người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.
2. Thủ tục mở thẻ tín dụng
- Giấy chứng minh thông tin cá nhân: Hộ chiếu/ Chứng minh nhân dân
- Hồ sơ thông tin cư trú: Sổ hộ khẩu/ Bằng lái xe.
- Hồ sơ chứng minh tài chính: Sao kê lương, phiếu lương,….
- Giấy tờ chứng minh công việc: Hợp đồng lao động/ Quyết định nâng lương, bổ nhiệm,….
V. Một số lưu ý khi sử dụng thẻ tín dụng để tránh bị “bẫy”
Để là một khách hàng sử dụng thẻ tín dụng thông minh thì bạn nên chú ý đến một số vấn đề sau để không bị rơi vào “bẫy tín dụng” của một số ngân hàng hiện nay:
1. Nắm rõ về ngày thanh toán
Thông thường đa số các ngân hàng đều có kỳ thanh toán cho khoản vay tín dụng là 45 ngày nếu bạn thanh toán trong số ngày này thì không bị tính lãi suất cho các khoản chi tiêu này. Vì vậy bạn nên nắm rõ về ngày mà ngân hàng sẽ tiến hành thu lại khoản chi tiêu mà bạn đã sử dụng. Các ngân hàng sẽ gửi tin nhắn và email nhắc nhở bạn về thời hạn thanh toán đó!
2. Hiểu rõ về cách tính lãi suất của ngân hàng
Nếu bạn không chi trả trong thời gian ngân hàng đưa ra thì bạn sẽ bị tính lãi suất vào tiền trả cuối kỳ và lúc này bạn cần nắm rõ về cách tính lãi suất của ngân hàng để có kế hoạch chi trả hợp lý nhé!
3. Bảo mật thông tin thẻ

4. Không nên mở quá nhiều thẻ tín dụng
Nếu bạn mở quá nhiều thẻ tín dụng thì dẫn đến việc bạn sẽ chi mạnh tay cho việc mua sắm hay chi tiêu cho mình vì thế dẫn đến tình trạng không trả được nợ và mức phí của thẻ tín dụng cao dẫn đến bạn sẽ phải đau đầu với khoản chi này đó!
VI. Lời kết
Trên đây là toàn bộ những thông tin cần thiết về thẻ tín dụng là gì mà chúng tôi đã tổng hợp lại để gửi đến những bạn có thắc mắc khi mong muốn mở thẻ tín dụng cho riêng mình. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích đến bạn. Nếu thấy hay hãy chia sẻ bài viết này cho mọi người cùng biết nhé!